Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (HHTM TW)

 Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ra đời vào ngày 31/12/1984 theo Quyết định số 1531/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế với tên gọi ban đầu là Viện Huyết học và Truyền máu, thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

Viện thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là Khoa Huyết học – Truyền máu và Phòng Bệnh máu (C5).



Tổng quan về Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Sự ra đời của Viện Huyết học và Truyền máu đánh dấu bước trưởng thành không ngừng của đội ngũ cán bộ chuyên khoa và khẳng định nhu cầu tất yếu phải phát triển chuyên khoa Huyết học – Truyền máu để đáp ứng cho công tác cấp cứu và điều trị.

Tại thời điểm đó, Viện có 1 phòng (khoa) lâm sàng (C5), các labo tế bào, đông máu, hóa sinh – huyết học, di truyền và phòng hành chính, phòng trữ máu (tiếp nhận, lưu trữ máu), phòng miễn dịch. Cán bộ, nhân viên có khoảng 80 người, bao gồm cả cán bộ Bộ môn Huyết học – Truyền máu.

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ra đời vào ngày 31/12/1984 theo Quyết định số 1531/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế với tên gọi ban đầu là Viện Huyết học và Truyền máu, thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

Viện thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là Khoa Huyết học – Truyền máu và Phòng Bệnh máu (C5).

Tổng quan về Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Sự ra đời của Viện Huyết học và Truyền máu đánh dấu bước trưởng thành không ngừng của đội ngũ cán bộ chuyên khoa và khẳng định nhu cầu tất yếu phải phát triển chuyên khoa Huyết học – Truyền máu để đáp ứng cho công tác cấp cứu và điều trị.

Tại thời điểm đó, Viện có 1 phòng (khoa) lâm sàng (C5), các labo tế bào, đông máu, hóa sinh – huyết học, di truyền và phòng hành chính, phòng trữ máu (tiếp nhận, lưu trữ máu), phòng miễn dịch. Cán bộ, nhân viên có khoảng 80 người, bao gồm cả cán bộ Bộ môn Huyết học – Truyền máu.

Ngày 08/3/2004, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chính thức tách ra hoạt động độc lập, trực thuộc Bộ Y tế (theo quyết định số 31/2004/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đây là dấu mốc quan trọng để Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứng đáng là Viện chuyên khoa đầu ngành, ngang tầm với khu vực và quốc tế.

Chức năng và nhiệm vụ của viện:

– Nghiên cứu việc lấy máu, trữ máu, sử dụng máu, điều chế các thành phẩm của máu nhằm đảm bảo yêu cầu kịp thời an toàn, hợp lý, tiết kiệm.

– Nghiên cứu việc dự phòng và điều trị các bệnh về máu cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người Việt Nam.

– Nghiên cứu điều chế một số sinh phẩm sử dụng cho các xét nghiệm chẩn đoán về máu.

– Nghiên cứu chuẩn hóa các xét nghiệm về máu và đề xuất những quy định chuyên môn kỹ thuật trong việc lấy máu và truyền máu để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Xem thêm...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương – Hà Nội

Bệnh viện Xanh Pôn (Saint Paul)